Mảnh đất dài 3 gang được Guinness gọi là công viên
Được tạo lúc 06/10/2020 03:21 Chia sẽ
Công viên Mill Ends nằm trên dải phân cách của đường SW Naito Parkway, nơi chỉ mất chưa đến 5 phút để tham quan, chụp ảnh.
Gần 50 năm trở lại, người dân thành phố Portland, bang Oregon đã tôn vinh hố đất dài chưa đến 61 cm này là công viên với tên gọi Mill Ends. Thậm chí, họ làm mọi cách để Kỷ lục Guinness thế giới công nhận đây là công viên nhỏ nhất thế giới. Công viên nằm trên dải phân cách của đường SW Naito Parkway, sát lối đi dọc theo sông Willamette, gần đường SW Taylor ở trung tâm thành phố và bạn chỉ mất 5 phút để tham quan, chụp ảnh với địa điểm này. Ảnh: Quirky travel guy
Gần 50 năm trở lại, người dân Portland, bang Oregon đã tôn vinh hố đất dài chưa đến 61 cm này là công viên Mill Ends. Nó nằm sát lối đi dọc theo sông Willamette, gần đường SW Taylor ở trung tâm thành phố. Thậm chí, họ làm mọi cách để Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận đây là công viên nhỏ nhất thế giới.
Where we live: Mill End Park. Theo KOIN 6
Thực tế, nơi đây ban đầu là vị trí dựng cột đèn, có diện tích hơn 29 cm2. Khi chiếc cột bị đổ và cỏ dại mọc lên, Dick Fagan, một nhà báo địa phương, mua hoa trồng vào đó. Văn phòng của Fagan nhìn ra mảnh nhất nhỏ này.
Fagan phụ trách một chuyên mục có tên Mill Ends và ông bắt đầu viết các bài báo về mảnh đất nhỏ trên mục này. Một trong số các bài ông viết mô tả nó như công viên thực thụ, cùng các "sự kiện" khác nhau diễn ra ở đó như cuộc đua ốc sên. Ông cũng là người đầu tiên gọi Mill Ends là "công viên nhỏ nhất thế giới", và đặt tên cho nó. Công viên chính thức khánh thành sau đó hai năm, vào ngày Lễ Thánh Patrick năm 1948.
Fagan tiếp tục viết những câu chuyện thú vị về cuộc sống của những cư dân sống ở công viên. Một trong số đó là những con yêu tinh, mà nhà báo tuyên bố rằng chỉ mình có thể nhìn thấy. Fagan nói từng nhìn qua cửa sổ từ phòng làm việc xuống đường và phát hiện một con yêu tinh đang đào hố. Ông chạy xuống, tóm lấy nó. Để được thả ra, yêu tinh phải ban cho Fagan một điều ước. Ông ước rằng có một công viên của riêng mình, nhưng lại không biết nên xin kích thước rộng bao nhiêu. Do đó, yêu tinh cho ông cái lỗ mà nó đang đào - chính là Mill Ends. Fagan đặt tên cho con yêu tinh đầu tiên này là Patrick O'Toole.
Năm 1969, nhà báo mất vì ung thư nhưng công trình ông tạo ra vẫn được người dân tiếp tục thay nhau chăm sóc. Mill Ends chính thức trở thành công viên thành phố vào ngày thánh Patrick năm 1976 và là nơi người dân tổ chức các ngày hội thánh Patrick.
Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã công nhận Mill Ends là công viên nhỏ nhất thế giới. Năm 2006, công viên tạm thời được di dời để chính quyền làm lại đường. Một năm sau đó, nó được "mở cửa trở lại". Thành phố thậm chí còn tổ chức một buổi lễ lớn, mời ban nhạc sống đến trình diễn trong sự kiện này. Vợ của Fagan, bà Katherine cũng được mời tới.
Nhiều khách du lịch thắc mắc vậy công viên nhỏ xíu này trồng cây gì? Câu trả lời phụ thuộc vào từng thời điểm mà khách ghé thăm. Hồi tháng 4/2017, một người đã trồng cây cần sa trong Mill Ends, để kỷ niệm ngày 420 (Ngày Quốc tế Cần sa). Tất nhiên, chính quyền địa phương đã nhổ cái cây ngay lập tức. Sở Lâm viên khẳng định rằng những trò tai quái như thế này thường xảy ra ở công viên và các nhà chức trách luôn xử lý nhanh chóng.
Trong nhiều năm, người dân địa phương vẫn rất hào hứng chăm sóc công viên bé nhỏ. Họ đặt những bể bơi tí hon, vài bức tượng, vòng đu quay và đôi khi là các đĩa bay xinh xắn... vào đó.
Nhiều sự kiện cũng được tổ chức cạnh công viên như các buổi hòa nhạc, lễ hội trồng cây... Trên ảnh là một màn nhảy flash mob của đội quân lính đồ chơi.
Trên thế giới còn có một công viên khác, có mô hình tương tự Mill Ends. Đó là Binnenhofpark ở thành phố Hague, Hà Lan với diện tích 25 cm2. Tuy nhiên, Binnenhofpark chỉ là một dự án nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nước mưa và cây cối trong tự nhiên. Tấm biển để giới thiệu về Binnenhofpark thậm chí còn đắt hơn việc xây dựng công viên nhỏ xíu này.
Anh Minh (Theo Amusing Planet, vnExpress)