Những rắc rối khách châu Á phải trải qua trong Covid-19

Được tạo lúc 27/07/2020 06:54 Facebook Google + LinkedIn Twitter

Covid-19 Sự kiện

Khi đại dịch đến, Christian Quan ngừng lấy máy ảnh ra chụp vì không muốn bị mọi người nghĩ mình là kiểu du khách châu Á điển hình.

"Tôi hy vọng chúng ta không bị lây bệnh từ những người như cô ta", đó là những lời mà nữ du khách Mỹ gốc Á đến từ Seattle đã nghe thấy khi cô lên máy bay. Tác giả của câu nói đó nhìn chằm chằm vào cô.

Đây là một trong hơn 2.100 hành động phân biệt mà những người gốc Á bị ảnh hưởng vì Covid-19 được Stop AAPI Hate ( Chấm dứt sự kỳ thị người Mỹ gốc Á) ghi nhận. Đơn vị này thuộc Hội đồng Chính sách và Kế hoạch Châu Á - Thái Bình Dương, thành lập vào tháng 3. Phần lớn mọi người cho rằng, những người châu Á đều mang theo mầm bệnh nên bị xa lánh, phân biệt, kỳ thị.

Blogger Quan trong chuyến du lịch đến làng Hallstatt của Áo. Ảnh: CNN.
Blogger Guan trong chuyến du lịch đến làng Hallstatt của Áo. Ảnh: CNN.

Sự phân biệt chủng tộc với những người châu Á trong đại dịch không chỉ dừng lại tại Mỹ, mà còn lan ra trên toàn thế giới. Lianne Bronzo, người Mỹ gốc Hàn, đi khắp thế giới từ năm 2012 và ghi lại các chuyến đi trên trang cá nhân của mình. Thời điểm cô phải hồi hương vì Covid-19, Bronzo đã sống cùng bạn trai ở Zambia được hai năm. Khi về Mỹ, cô không chỉ e ngại tình hình dịch bệnh, mà còn sợ bị phân biệt đối xử do là người châu Á. Hiện tại, cô đang sống cùng bố mẹ ở New Jersey sau khi cách ly 14 ngày ở Philadelphia. Cô và bạn trai lên kế hoạch mua một chiếc xe tải và cùng nhau phượt xuyên quốc gia.

Nữ blogger du lịch cho biết khi thế giới được đi du lịch trở lại, cô muốn đến Nhật Bản. Cô tin rằng châu Á sẽ là nơi an toàn để đi. "Tôi thay đổi kế hoạch du lịch và muốn đến một nơi ít có sự phân biệt đối xử với người châu Á".

Pete Rojwongsuriya là blogger du lịch người Thái Lan, đến 65 quốc gia trong 7 năm để ghi lại các chuyến đi qua các video và viết các lời khuyên về du lịch trên trang cá nhân. Ngày đại dịch đến, anh ngừng các chuyến đi, sống ở Bangkok. Lúc đầu vì chính phủ Thái Lan áp lệnh giới nghiêm, đóng cửa biên giới để ngăn ngừa dịch bệnh. Sau vì e ngại khi đang đi du lịch ở một nước nào đó, người dân sẽ hét vào mặt anh. "Tôi có một nỗi sợ hãi, vì những tin tức mà tôi biết đang vẽ lên một bức tranh không tốt với các du khách châu Á".

Nam du khách người Thái Rojwongsuriya cảm thấy sợ hãi khi đang đi đường và bị người khác la hét vào mặt mình. Ảnh: CNN.
Nam du khách người Thái Rojwongsuriya cảm thấy sợ hãi khi đang đi đường và bị người khác hét vào mặt mình. Ảnh: CNN.

Từ khi đại dịch bắt đầu, Christina Quan, một blogger du lịch người Canada gốc Trung Quốc đã cất mấy ảnh đi. Cô không muốn mình nhìn giống một du khách đến từ châu Á. Hiện tại, cô sống ở Munich, Đức cùng bạn trai và không đi đâu từ tháng 3. Cô chưa bị bất kỳ ai đối xử, phân biệt nào trong đại dịch nhưng cô biết có rất nhiều trường hợp như thế đã xảy ra trên khắp thế giới.

"Tôi sợ rằng mọi người nhìn tôi, và nghĩ ngay đến việc tôi có thể mang trong người virus nCoV hoặc có thể họ sẽ gặp nguy hiểm khi lại gần tôi. Điều này rất không tốt, nhưng đó là sự thật mà nhiều người gốc Á đang phải đối mặt".

Tiến sĩ Kiona là blog du lịch chuyên đưa ra các lời khuyên về việc bảo vệ bản thân an toàn khi đi du lịch. Cô sống ở thành phố Austin, bang Texas, và tin rằng phân biệt người châu Á không phải là điều mới mẻ. "Trước Covid, tôi đã giảm các chuyến du lịch cùng với những người bạn châu Á vì tôi bị tấn công. Chúng tôi bị theo dõi, bị quấy rối vì là người châu Á. Covid-19 mang đến thêm một cái cớ. Vì vậy, tôi không còn sợ hãi khi bị kỳ thị như trước đây".

Kiona chụp ảnh trong một chuyến du lịch đến Cuba. Cô sinh ra và lớn lên ở Hawaii, Mỹ. Ảnh: CNN.
Kiona chụp ảnh trong một chuyến du lịch đến Cuba. Cô sinh ra và lớn lên ở Hawaii, Mỹ. Ảnh: CNN.

Kiona đã ở nhà trong 4 tháng đầu của đại dịch. Khi Mỹ dần nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại, cô quyết định thực hiện các chuyến đi đầu tiên đến North Carolina. Cô cũng nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ.

Kiona có hơn 92.000 người theo dõi trên Instagram. Cô đã quen với việc đi du lịch đến nhiều quốc gia mỗi tháng. Khi đại dịch xảy ra, cô phải hủy bỏ nhiều chuyến đi, một trong số đó là Cuba. Cô đã làm việc với Bộ Văn hóa Cuba để tổ chức một lễ hội mang chủ đề Trung Quốc trong tháng 11. Nhưng giờ cô cảm thấy không thoải mái khi tổ chức sự kiện này trong đại dịch. "Đưa người Trung Quốc hoặc châu Á vào một đất nước mà chúng ta không biết cảm xúc của họ đối với người châu Á sẽ ra sao. Tôi cảm thấy không thoải mái khi làm điều đó".

Anh Minh (Theo CNN, vnExpress)

Bình luận

Người vô danh
Vui lòng nhập cảm nghĩ của bạn
Chưa có bình luận.